Chưa được phân loại, Làm Đẹp, Phương Pháp Chăm sóc Da

Cách điều trị làn da quanh miệng bị khô do thời tiết

Cơ miệng luôn hoạt động mỗi ngày, vì thế làn da ở miệng rất dễ mẫn cảm. Nếu làn da xung quanh miệng bị khô thì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến điều đó. Ngoài vấn đề sức khỏe bên trong thì cũng sẽ ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh. Vùng da bị bong, tróc và chảy máu sẽ gây mất thẩm mỹ. Ngoài ra, còn khiến chị em vô cùng khó chịu nữa. Nếu chị em nào đang rơi vào tình trạng da quanh miệng bị khô thì hãy tìm lý do. Từ đó, có cách khắc phục hiệu quả nhất.

Sở hữu một làn da mịn màng luôn là mong ước của nhiều chị em phụ nữ. Thế nhưng không phải ai cũng làm được điều này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thể hiễu rõ hơn về nguyên nhân về vấn đề da khô quanh miệng. Từ đó, mang đến cho bạn nhưng phương án điều trị hợp lý và tốt nhất.

Nguyên nhân khiến da quanh miệng bị khô

Việc xác định nguyên nhân cơ bản là một bước quan trọng khi quyết định điều trị bất kỳ tình trạng sức khỏe nào. Chị em cần hiểu vì sao vùng da quanh miệng mình lại bị khô. Và những “thủ phạm” gây nên tình trạng này này bao gồm:

  • Dị ứng hoặc kích ứng
  • Thời tiết trở lạnh hoặc nhiều gió
  • Da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời quá lâu
  • Rửa mặt quá nhiều lần trong ngày
  • Cơ thể mất nước
  • Viêm da cơ địa
  • Các bệnh lý về da khác, như bệnh hồng ban, chàm hoặc bệnh vảy nến

Nguyên nhân khiến da quanh miệng bị khô

Tình trạng da khô quanh miệng cũng có thể không có nguyên nhân cụ thể chính xác. Da mặt chúng ta rất nhạy cảm và cũng thường tự phản ứng theo rất nhiều điều kiện. Ở trong bài viết này sẽ giúp bạn tổng hợp những nguyên nhân phổ biến nhất khiến da quanh miệng bị khô.

Viêm da cơ địa quanh miệng (viêm da quanh miệng)

Việc bị viêm da quanh miệng có thể gây nổi mề đay, phát ban xung quanh miệng. Bệnh cũng có thể lan đến vùng da quanh mũi và mắt. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng rất mất thẩm mỹ.

Các triệu chứng của viêm da quanh miệng bao gồm:

  • Phát ban đỏ, có vảy hoặc bề mặt da bị ảnh hưởng gồ ghề, thô ráp
  • Khu vực bị tấy đỏ và sưng viêm vùng da quanh miệng
  • Người bệnh cảm thấy ngứa nhẹ hoặc nóng rát

Các triệu chứng này có thể tái phát trong vài tháng hoặc vài năm. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm da quanh miệng là do sử dụng kem bôi steroid. Ngoài ra, cũng thể do nguyên nhân hít steroid trong một thời gian dài. Việc kích ứng da hoặc bệnh hồng ban có thể khiến triệu chứng bùng phát.

Ngoài ra, nếu sử dụng kem dưỡng da mặt hoặc dưỡng ẩm có kết cấu đậm đặc. Nếu bị dị ứng với thành phần fluor trong kem đánh răng, bạn cũng nguy cơ bị viêm da quanh miệng. Vùng da này bị khô bong tróc như là một hệ quả kéo theo đó.

Dị ứng hoặc kích ứng

Ở vùng da quanh miệng cũng có thể bị khô do tiếp xúc với các hóa chất mạnh. Chẳng hạn như những chất trong xà phòng, mỹ phẩm, kem cạo râu hay sản phẩm chăm sóc răng miệng. Bạn cần tránh sử dụng các sản phẩm chăm sóc da mặt có chứa những hóa chất này. Đặc biệt là cồn. Thay vào đó, hãy chọn những sản phẩm tự nhiên có ít thành phần cường độ mạnh hơn.

Biện pháp điều trị da quanh miệng bị khô tại nhà

Cách điều trị tốt nhất hoàn toàn phụ thuộc vào thói quen và nguyên nhân gây khô da. Nếu tình trạng da khô quanh miệng đã kéo dài một thời gian hoặc bạn thường xuyên bị tái đi tái lại. Hãy cân nhắc đến bác sĩ da liễu để điều trị dứt điểm. Song song đó, bạn vẫn có thể thử những biện pháp tại nhà sau đây:

Nhẹ nhàng làm sạch da hàng ngày

Không nên rửa mặt quá mạnh hay dùng nước quá lạnh/nóng. Ngoài ra, nếu bạn dùng xà phòng hoặc sữa rửa mặt có mùi thơm, màu sắc, chứa hóa chất. Hoặc các chất làm sạch hay tẩy mạnh, da bạn có thể trở nên khô căng hơn nữa. Hãy thử sữa rửa mặt hoặc xà phòng không có các thành phần như:

  • Cồn
  • Hương liệu (chất tạo mùi)
  • Hạt vi nhựa
  • Màu nhân tạo
  • Các hóa chất khác mà bạn dị ứng

Tẩy tế bào chết hàng tuần

Da chúng ta có một chu kỳ thay mới tự nhiên. Các tế bào da mới xuất hiện và các tế bào da cũ sẽ bong ra, gọi là tế bào chết (da chết). Thông thường, quá trình này sẽ mất khoảng một tháng. Tuy nhiên, khi các tế bào chết này bị kẹt lại trên bề mặt da, lỗ chân lông sẽ bị tắc và làn da trở nên khô. Lúc này bạn sẽ cần đến việc tẩy da chết cho da. Bằng cách loại bỏ tế bào chết, từ đó bạn có thể cải thiện sức khỏe và kết cấu của da.

Tẩy tế bào chết hàng tuần cho da

Nên rửa mặt dịu nhẹ mỗi ngày và tẩy da chết 1-2 lần/tuần. Nếu tẩy mỗi ngày, bạn có thể bị kích ứng và điều này lại gây hại cho da mặt.

Giữ ẩm da hằng đêm

Có nhiều loại da cần có sự trợ giúp từ kem dưỡng ẩm, bất kể mùa nào. Bạn nên dưỡng ẩm vào ban đêm ngay sau khi rửa mặt hoặc tẩy tế bào chết. Bởi, thời gian này sẽ phát huy tối đa tác dụng của kem dưỡng. Khi dưỡng ẩm cho vùng da khô quanh miệng, cần bảo đảm loại kem phù hợp với da. Những thành phần trong kem không có hại nếu vô tình nuốt phải. Mỗi loại da sẽ có nhu cầu dưỡng ẩm khác nhau. Để hạn chế mức độ kích ứng, bạn có thể thử các sản phẩm dành riêng cho da mặt nhạy cảm trước.

Cồn, thành phần nhân tạo (hương liệu), dioxane và petrolatum (sáp dầu) có thể làm các vấn đề về da mặt trở nên tồi tệ hơn. Bạn hãy chọn loại kem dưỡng ẩm có chứa các thành phần có lợi cho da, ví dụ như:

  • Axit hyaluronic đây là phân tử dạng gel có khả năng giữ nước rất tốt
  • Ceramides – một thành phần quan trọng ngăn mất nước, bảo vệ da. Đồng thời là chất dưỡng ẩm tự nhiên của cơ thể
  • Colloidal oatmeal có tác dụng hút dầu và giữ ẩm cho da nên kháng viêm, giảm ngứa kích ứng

Ngoài ra, bạn còn có thể chọn sản phẩm chăm sóc da có chứa những thành phần từ thiên nhiên như:

  • Gel lô hội nguyên chất
  • Dầu dừa
  • Dầu hạt hướng dương
  • Bơ hạt mỡ

Ở những thành phần trên nếu sử dụng đơn lẻ cũng có rất nhiều lợi ích cho da. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại dầu đều là chất dưỡng ẩm thích hợp cho da. Có nhiều người gặp kích ứng da với việc sử dụng dầu ô-liu. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý về liều lượng dầu cần sử dụng để dưỡng da.

Nên giữ ẩm da hằng đêm

 

Thay đổi thói quen

Da quanh miệng bị khô có thể là kết quả của những hoạt động thường ngày. Nếu bạn có hút thuốc lá, hãy ngừng hút nó. Sử dụng nước súc miệng, kem đánh răng và các sản phẩm chăm sóc da mặt (kể cả mỹ phẩm) cũng có thể làm khô vùng da quanh miệng. Bạn có thể thử những sản phẩm khác với nhiều thành phần tự nhiên hơn.

Ngoài ra, thói quen tắm cũng có thể là một nguyên nhân gây khô da. Rửa mặt hay tắm vòi hoa sen bằng nước quá nóng có thể làm mất lớp dầu tự nhiên giữ ẩm trên da. Nếu vào mùa đông hay thời tiết lạnh, bạn chỉ nên dùng nước đủ ấm thôi. Tiếp xúc với nước quá lâu cũng có ảnh hưởng tương tự. 

Sử dụng máy tạo độ ẩm trong mùa đông và hạn chế máy điều hòa

Da mặt khô mạn tính thường là kết quả của việc tiếp xúc với không khí khô, thiếu ẩm. Nên nếu bạn liên tục sử dụng máy sưởi, máy lạnh, độ ẩm tự nhiên sẽ mất đi và làm khô da. Còn nếu bạn ở vùng khí hậu lạnh hoặc thường xuyên dùng máy lạnh. Hãy thử sử dụng máy tạo độ ẩm để bù lại lượng ẩm hao hụt.

Da khô quanh miệng có thể xuất phát từ nhiều vấn đề như thói quen, nhiệt độ trong nhà hoặc ngoài trời. Hoặc các chất gây dị ứng, sự mất cân bằng của lượng dầu hoặc một tình trạng bệnh lý như viêm da cơ địa hoặc chàm. Bạn có thể áp dụng những biện pháp tại nhà và thay đổi thói quen sống để khắc phục tình trạng. Tuy nhiên, nếu da khô mạn tính, bạn cần đến phòng khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị.

Nguồn: Hellobacsi.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *