Cây Thuốc Quanh Ta, Y Học Cổ Truyền

Cam thảo – Tuy là thảo dược nhưng có thật sự tốt hoàn toàn

cam thảo
Cam thảo ngoài việc là một trong những vị thuốc tốt thì bản thân nó còn là nguyên liệu của một loại thức uống quen thuộc và được rất nhiều người ưa chuộng. Trong Đông y hay Tây y đều sử dụng cam thảo là một bài thuốc thông dụng bởi vì bản thân loại cây có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nấu chúng ta cứ dùng cam thảo hàng ngày như một loại nước uống như thế này có tốt hay không, có ảnh hưởng gì tới sức khỏe chúng ta không?
Hôm nay, hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu kĩ hơn về việc sử dụng cam thảo và những công dụng cụ thể của nó để bạn có thể biết cách sử dụng nó một cách có hiệu quả nhất.

Có nên sử dụng liên tục

Do có tác dụng giải độc nên nhiều người sử dụng vị thuốc này hàng ngày mà không biết; vì cam thảo có chứa 6-14% glycyrrhizin, đặc biệt có 23% glycyrrhizin ngọt gấp 50 lần. Đường saccarozo có độc tố khi dùng đường uống. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng; liều lượng gây chết người của glycyrrhizin ở chuột là 5 g / kg thể trọng. Do đó làm tăng huyết áp, khát nước, tăng nước; giữ và duy trì muối, đôi khi gây hại cho thận và hệ tim mạch.

cam thảo

Trên con người, uống quá nhiều nước thuốc của loại cây này (> 100 gam dịch chiết) có thể dẫn đến tăng huyết áp và giảm kali trong máu. 1-2% bệnh nhân tăng huyết áp động mạch sử dụng nhiều sản phẩm có chứa cam thảo. Nếu sử dụng nhiều hơn 5 gam glycyrizin cùng một lúc; nó có thể gây ra các bệnh về cơ và rối loạn nhịp tim. Người bệnh gan dùng cam thảo có các triệu chứng rõ ràng hơn.

Không nên kết hợp cam thảo với nhân trần

Các vị thuốc kia là hai vị thuốc phổ biến trong các món ăn dinh dưỡng của nhiều người; không chỉ cho người bệnh mà cả người khỏe mạnh. Nhiều người chọn cách uống hỗn hợp đậu xanh và cam thảo thay trà; vừa có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống suy nhược, chống mệt mỏi… Có nhiều trường hợp dùng thuốc đông y. Do uống nước cam thảo thay thế không đúng cách.

Theo Đông y, nhân trần có vị đắng, cay, tính hàn, lợi mật, nhuận gan; chủ trị chứng hoàng đản viêm gan (vàng da), viêm túi mật, giải cảm nhiệt; đau đầu, chảy nước mũi, đau họng, bụng đầy trướng, tiểu tiện bí,… Và nhất là các chứng bệnh của phụ nữ sau sinh.

cam thảo

Mặc dù cả hai vị thuốc đều có những công dụng tốt nhưng nếu phối hợp lại với nhau; thì thành không tốt, bởi cam thảo có tính chất giữ nước trong khi nhân trần lại giúp đào thải. Chính vì vậy, thói quen uống nhân trần cho thêm cam thảo, chẳng những không có lợi; mà còn tiềm ẩn nguy hại bởi tương tác thuốc, nhất là bệnh tăng huyết áp.

Phải rất thận trọng khi dùng

Theo nguyên tắc điều trị, khi mật không tiết ra (mật viêm, tắc mật…) thì mới cần lợi mật và khi gan có vấn đề thì mới phải nhuận gan. Nếu không có bệnh mà lại uống hàng ngày, nghĩa là bắt gan và mật không có nhu cầu tiết cũng phải tiết, dẫn tới phải làm việc nhiều hơn nên dễ tổn thương, mất cân bằng và sinh bệnh.

Đối với phụ nữ mang thai, nếu không có bệnh lý về gan, không được bác sĩ chỉ định thì tuyệt đối không dùng nhân trần, cam thảo bởi uống nhiều sẽ làm xuất tiết các tuyến trong cơ thể, dẫn đến người mẹ bị mất sữa hoàn toàn hoặc chỉ có rất ít.

cây thuốc

Những trường hợp táo bón mạn tính do đại tràng thực nhiệt, nhất là ở những người yếu mệt lâu ngày hoặc người cao tuổi… nếu dùng cam thảo sẽ là nguy cơ làm tăng khả năng táo bón. Các trường hợp viêm phế quản mạn tính, ho nhiều kèm theo khó thở cũng không nên dùng cam thảo.

Với những người bình thường, mỗi ngày không nên dùng nhiều hơn hai gói trà thanh nhiệt có cam thảo. Không nên sử dụng nước có chứa vị thuốc này như nhân trần, bát bảo… thay nước lọc.

Nguồn: Hellobacsi.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *