Dinh Dưỡng, Dinh Dưỡng Trẻ Em

Chú ý quan trọng về chế độ dinh dưỡng cho trẻ em ở độ tuổi học đường

Dinh dưỡng cho trẻ

Trẻ nhỏ ở giai đoạn nào cũng cần được chăm sóc kỹ lưỡng, bổ sung dưỡng chất, vitamin thiết yếu để trẻ có “sức lớn” cho trẻ có sự phát triển toàn diện về trí não và chiều cao. Tuy nhiên mỗi giai đoạn chúng ta cần bổ sung các thành phần dinh dưỡng khác nhau. Và dinh dưỡng cho trẻ  độ tuổi học đường càng đặc biệt chú ý hơn . Khi trẻ ở giai đoạn học đường thì càng phải bổ sung thêm nhiều dưỡng chất vì đây là độ tuổi trẻ lớn, vừa phải học hành nên tiêu tốn nhiều năng lượng trong cơ thể.

Bữa ăn hàng ngày cho trẻ học đường cần phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, phân bổ lượng dinh dưỡng khoa học; và tập trung vào những thực phẩm tự nhiên, tốt cho sức khỏe. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về dinh dưỡng cho trẻ học đường thế nào là hợp lý nhé.

Nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cơ bản

Nhu cầu về năng lượng: nhu cầu về năng lượng là điểm quan trọng hàng đầu; trong khẩu phần ăn, khi đủ nhu cầu năng lượng; tức là đảm bảo cho trẻ được ăn no; khi đã ăn no thì mới quan tâm đến tính cân đối; của khẩu phần. Tổng số năng lượng trong khẩu phần là tổng cộng năng lượng; do các chất gluxit, protein và lipid cung cấp; thông qua bữa ăn hàng ngày của trẻ.

Dinh dưỡng cho trẻ

Lứa tuổi khác nhau thì nhu cầu về năng lượng; cũng sẽ khác nhau và tất yếu là nhu cầu khác nhau; về các chất dinh dưỡng như: glucid, protein, lipid… thậm chí là vitamin, khoáng chất. Bữa ăn của trẻ hàng ngày cần đầy đủ, đa dạng; cân đối và hợp lý từ 4 nhóm thực phẩm: nhóm bột đường, nhóm đạm, nhóm lipid, nhóm vitamin và muối khoáng.

Khẩu phần ăn phải cân đối giữa các chất dinh dưỡng; như: phần trăm năng lượng do các chất (gluxit, đạm, lipid) cung cấp/tổng năng lượng khẩu phần; tỉ lệ phần trăm protein động vật/protein tổng số; tỉ lệ phần trăm lipid động vật/lipid tổng số, tỉ lệ canxi/phospho…

Nhu cầu dinh dưỡng được khuyến nghị cho trẻ em Việt Nam

Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam đã được Bộ Y tế phê duyệt; và xuất bản năm 2016, trong đó được quy định chi tiết cụ thể về nhu cầu dinh dưỡng; cho trẻ cho từng nhóm tuổi, độ tuổi. Với nhóm tuổi học đường (mầm non, tiểu học) như sau:

Dinh dưỡng cho trẻ

Ngoài năng lượng, protein, lipid thì nhu cầu hàng ngày về gluxit, can xi và vitaminD, vitamin, sắt, kẽm; theo từng nhóm tuổi cũng khác nhau. Từ nhu cầu khuyến nghị này, thì trẻ càng nhỏ; thì nhu cầu các chất dinh dưỡng càng cao; do tốc độ phát triển nhanh của trẻ. Trẻ mầm non, nhu cầu dinh dưỡng chia thành hai nhóm tuổi là từ 1 – 2 tuổi và từ 3 – 5 tuổi; Trẻ tiểu học chia thành 3 nhóm tuổi là từ 6 – 7 tuổi, từ 8 – 9 tuổi và từ 10 – 11 tuổi.

Đánh giá khẩu phần ăn của trẻ

Hiện nay, trẻ đi học thường ăn bán trú ở trường, bữa ăn thường được ghi rõ chi tiết cụ thể lượng lương thực thực phẩm, bữa chính và bữa phụ trong ngày. Thực đơn bữa ăn của trẻ hàng ngày, nhà trường treo ở những nơi để các bậc phụ huynh dễ đọc, việc này do nhân viên y tế trường phụ trách.

Đến mỗi bữa ăn, giáo viên mầm non đi lấy số suất ăn được chia theo lớp (theo nhóm tuổi), thậm chí có chế độ riêng cho trẻ nhẹ cân. Với khoa học công nghệ phát triển như ngày nay về thiết bị điện tử, công nghệ thông tin, nhiều bà mẹ ở nhà hoặc đi làm vẫn có thể biết con mình được ăn uống, nghỉ nghơi và vệ sinh ra sao thông qua camera.

Trẻ ăn bán trú hoàn toàn có thể đảm bảo được nhu cầu về dinh dưỡng, cũng như an toàn thực phẩm bởi hiện nay các trường có cán bộ y tế, họ đã được trang bị kiến thức về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm.

Bữa ăn ở trường đáp ứng khoảng 40%, bữa sáng và tối ở nhà đáp ứng 60% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ. Một trẻ khỏe mạnh, khi ăn uống đủ sẽ phát triển tốt cả về cân nặng và chiều cao, vì thế các mẹ có thể tự đánh giá về khẩu phần ăn của trẻ dựa vào sự tăng cân và chiều cao theo hai công thức sau:

Công thức tính cân nặng:

Dinh dưỡng cho trẻ

Xn = 9,5kg + 2,4kg x (N-1).

  • Xn là cân nặng hiện tại của trẻ (kg).
  • 9,5 là cân nặng của trẻ lúc 1 tuổi.
  • 2,4 là cân nặng tăng trung bình trong 1 năm.
  • N là số tuổi của trẻ (tính theo năm).

Công thức tính chiều cao:

Xc = 95,5cm + 6,2cm x (N-3).

  • Xc là chiều cao nên có của trẻ (cm).
  • 95,5 là chiều cao của trẻ lúc 3 tuổi.
  • 6,2 là chiều cao tăng trung bình trong 1 năm.
  • N là số tuổi của trẻ (tính theo năm).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *