Dinh Dưỡng, Dinh Dưỡng Theo Bệnh Lý

Nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường

Dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường

Đái tháo đường một bệnh rối loạn chuyển hóa ở con người. Đặc trưng của bệnh là sự tăng đường máu do thiếu hụt insulin gây ra. Đái tháo đường, tim mạch và ung thư đang là ba bệnh tăng lên song hành với tuổi gà. Đái tháo đường gây nên rối loạn chuyển hóa chuyển hóa đường trong cơ thể.  Rối loạn này kéo theo các dối loạn lipit, protid, chất điện giải trong cơ thể.

 Ở Việt Nam, tỷ lệ đái tháo đường ở bốn thành phố lớn là 4,1%.  Trước đây ta hay thấy bệnh xuất hiện ở người trung niên và lớn tuổi. Gần đây phát hiện các ca bệnh xuất hiện ở cả thanh niên và trẻ em. Chế độ dinh dưỡng cho người đái tháo đường rất được quan tâm lưu ý. Mỗi một giai đoạn đều sẽ có các chế độ riêng. Bệnh nhân đái tháo đường cần tuân thủ theo quy định và chế độ của bác sĩ. Tuy có nhiều chế độ khác nhau nhưng đều tuần theo nguyên tắc cố định. Nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường

Nguyên tắc chung

+Đủ chất đạm, béo, bột, vitamin và các chất khoáng, đủ nước.

+ Không làm tăng đường máu nhiều sau ăn.

+ Không làm hạ đường máu lúc xa bữa ăn.

+ Duy trì được hoạt động thể lực bình thường hàng ngày.

+ Duy trì được cân nặng lý tưởng.

+ Không làm tăng các yếu tố nguy cơ như rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, tổn thương thận…

+ Phù hợp với thói quen ăn uống (food habit) của bệnh nhân.

Thực phẩm cho người đái tháo đường

Tổng năng lượng hàng ngày

Phụ thuộc vào từng bệnh nhân béo hay gầy, tình trạng bệnh lý của bệnh nhân (đường máu và lipid máu), tính chất lao động và thói quen ăn uống hàng ngày của bệnh nhân.

+ Hạn chế năng lượng nhất là những người béo phì.

– Nam giới:  26kcal/kg/ngày.

– Nữ giới:     24kcal/kg/ngày.

+ Đối với những người ĐTĐ có lao động bình thường được thì có thể tính tổng năng lượng theo quy ước:

– Nằm điều trị tại giường:      25kcal/kg/ngày.

– Lao động nhẹ và vừa:       30 – 35kcal/kg/ngày.

– Lao động nặng:            35 – 40kcal/kg/ngày.

Tỷ lệ thành phần thức ăn so với tổng năng lượng

Glucid: 50 – 60% năng lượng khẩu phần.

Protein : 15 – 20% năng lượng khẩu phần.

Lipid: 20-30% (với người trọng lượng bình thường và lipid máu bình thường);  dưới 30 % (với người béo phì).

Acid béo no                 £ 10%.

Acid béo không no đơn    £  10%.

Acid béo không no đa      £  10%.

Cholesterol:                 <  300mg/ngày.

Chất xơ:                       20 – 35g/ngày.

Phân chia bữa ăn

Đối với bệnh nhân ĐTĐ cần chia thức ăn thành nhiều bữa để chống tăng đường huyết quá mức sau bữa ăn và chống hạ đường huyết khi đói, nhất là ở bệnh nhân dùng thuốc hạ đường huyết. Nên ăn 5 – 6 bữa/ngày.

Ăn sáng     : 20% tổng năng lượng/ngày.

Phụ sáng    : 10% tổng năng lượng/ngày.

Ăn trưa      : 25% tổng năng lượng/ngày.

Phụ chiều  : 10% tổng năng lượng/ngày.

Ăn tối        : 25% tổng năng lượng/ngày.

Phụ tối       : 10% tổng năng lượng/ngày.

Xây dựng thực đơn

Phía trên là các nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường. Mỗi một mục chúng ta có những cách xây dựng thực đơn riêng. Các thực đơn hàng ngày cần đảm bảo lượng calo, chất béo,… để giúp cơ thể phát triển khỏe. Một bữa ăn cần đảm bảo có tinh bột, chất béo, chất xơ, nếu thiếu khiến cơ thể trở nên mệt mỏi hơn. Thực hiện đúng quy trình tiến độ sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng bênh.

Thực đơn minh họa cho người đái tháo đường

Hãy cùng Mtn.com.vn đón đọc các tin tức về sức khỏe – dinh dưỡng.

Nguồn: Benhvien103.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *