Dâu tằm là một trong những giống cây khá phổ biến tại Việt Nam, nhất là tại những khu vực nuôi trồng tằm và dệt vải quy mô lớn. Đây là giống cây cực kì dễ sống và có rất nhiều công dụng rất tốt trong cuộc sống. Ví như lá dâu tằm có thể nuôi tằm và dệt vải từ tơ của tằm, hoặc quả dâu tằm cũng là một loại trái cây ngon ngọt và giàu vitamin,… Nhưng chắc hẳn nhiều người còn chưa biết, bản thân dâu tằm cũng là một loại cây thuốc. Đặc biệt là lá dâu, có rất nhiều tác dụng mà bạn sẽ phải ngạc nhiên khi biết đến đấy!
Lá dâu
Lá dâu có tên khoa học là Morus alba, thuộc họ dâu tằm. Lá dâu còn có những tên gọi khác như cây dâu cang, tầm tang, cây mạy môn…
- Đặc điểm: Cây dâu tằm có chiều cao từ 2 đến 3m. Lá dâu tằm có hình bầu dục và mọc so le. Xung quanh có các răng cưa nhỏ. Hoa dâu tằm đơn tính và vô cánh, mùa hoa thường nở rộ vào tháng 4 và tháng 5. Quả dâu tăm có hình cầu. Khi còn xanh, quả có màu trắng xanh, khi chín quả chuyển sang màu đỏ đậm hoặc đen.
- Thành phần: Lá dâu tằm chứa nhiều axit amin tự do như axit pipercholic, protein, sarcosine, alanine, vitamin b1, vitamin C, vitamin D, các loại axits hữu cơ như succinic, tanin, butyric, propionic… Quả có nhiều đường, anthocyanin, tanin, protein và vitamin C.
- Phân bố: Dâu tằm thường được trồng phổ biến tại các cao nguyên hoặc bãi sông. Ở miền bắc, cây thường sinh sản và phát triển ở ven sông Đáy, sông Hồng, sông Thái Bình. Ở miền nam, khu vực Lâm Đồng và đồng bằng sông Cửu Long là nơi mà dâu tằm phát triển nhất.
Tác dụng của lá dâu
Theo nghiên cứu của y học hiện đại cho biết, lá dâu đem đến nhiều tác dụng trong việc điều trị các bệnh lý như:
- Giúp làm lợi tiểu, điều trị tình trạng ho khan, ho có đờm, phù thũng.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống…
- Nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể. Giúp người bệnh tránh khỏi những triệu chứng như sổ mũi, cảm cúm…
- Bồi bổ gan thận, dưỡng huyết, khu phong, trừ thấp.
- Vỏ rễ của dâu tằm được sử dụng để điều trị ho ra máu, viêm phổi, viêm phế quản.
- Lá dâu tằm còn là nguyên liệu để nấu canh, ăn kèm với các món gỏi, làm thức ăn để nuôi tằm…
Bài thuốc chữa bệnh từ lá dâu
Trị tiểu đường
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hoạt chất trong lá dâu có tác dụng; làm cân bằng và ổn định lượng đường có trong máu. Ngoài ra, chúng còn cân bằng và ức chế khả năng hấp thụ lượng tinh bột ở trong cơ thể.
Ổn định huyết áp
Lá dâu tằm có khả năng cân bằng và điều chỉnh huyết áp rất hiệu quả. Hoạt chất trong lá dâu tằm đã được chứng minh giúp cho lượng huyết áp được giữ ở mức ổn định.
Ổn định nhịp tim
Chiết xuất từ lá dâu tằm đã được chứng minh có tác dụng vượt trội trong việc; cải thiện khả năng tuần hoàn và lưu thông máu hiệu quả. Từ đó giúp nhịp tim được giữ ở mức ổn định.
Để ổn định nhịp tim, bạn chỉ cần lấy một lượng lá dâu khô và sắc lên để uống nước. Duy trì uống nước thường xuyên, nhịp tim của người bệnh sẽ được ổn định; hạn chế các biến chứng như nhồi máu cơ tim, đau thắt vùng ngực…
Lá dâu tằm làm đẹp da
Hoạt chất hydroxy axit có trong lá có tác dụng loại bỏ tế bào chết; giúp làn da của bạn luôn trắng sáng tự nhiên. Chị em phụ nữ chỉ cần uống nước từ lá dâu; hoặc lấy lá giã nát để đắp lên mặt để cải thiện vẻ đẹp của da. Duy trì thực hiện cách làm này sẽ khiến giúp bạn đánh bay các nốt nám, tàn nhang lỳ lợm.
Chữa huyết áp cao
Lấy cá diếc và lá dâu nấu canh. Bạn chỉ nên thêm một lượng muối vừa phải, càng nhạt càng tốt. Kiên trì sử dụng một thời gian, bạn sẽ thấy tình trạng huyết áp cao được thuyên giảm một cách rõ rệt.
Trị đau mắt đỏ
Lá dâu sau khi được rửa sạch thì đem đi phơi khô và giã nát. Sau đó bạn đốt thành than đen rồi cho một chút nước đem đi nấu lấy nước uống. Bạn rửa mắt bằng nước từ lá dâu trong vòng vài ngày; sẽ thấy triệu chứng đau mắt đỏ thuyên giảm một cách rõ rệt.
Chữa mất ngủ
Các axit amin tự do có ở lá dâu đã được chứng minh có tác dụng trong việc; giúp người bệnh giải tỏa những mệt mỏi, căng thẳng trong công việc và cuộc sống. Không chỉ vậy, chúng còn khiến bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Duy trì thói quen uống nước lá dâu đều đặn vào mỗi tối; bạn sẽ không cảm thấy lo âu, hồi hộp và bị tỉnh giấc giữa đêm.
Những lưu ý khi dùng lá dâu chữa bệnh
Mặc dù lá dâu tằm được xem là bài thuốc không gây ra nhiều tác dụng phụ đối với cơ thể nhưng nếu như sử dụng không đúng cách, không khoa học, cơ thể của bạn sẽ phải chịu những tác động tiêu cực như:
- Gây ung thư da: Hợp chất hydroquinone có trong dâu tằm mặc dù đã được chứng minh mang lại hiệu quả trong việc làm đẹp da nhưng nếu sử dụng quá nhiều, lớp biểu bì dưới da sẽ bị ung thư.
- Khả năng hấp thụ tinh bột trong cơ thể giảm: Đây là một trong những tác dụng phụ khi người bệnh sử dụng dâu tằm. Lượng tinh bột khi đi vào cơ thể sẽ bị suy giảm một cách rõ rệt nếu như bệnh nhân dùng dâu tằm quá nhiều.
- Gây ảnh hưởng không tốt đến chức năng của thận: Lượng kali trong dâu tằm hoàn toàn gây ảnh hưởng xấu tới bàng quang và thận. Chính vì vậy, bạn cần cân nhắc khi sử dụng các chế phẩm từ dâu tằm
Nguồn: Vho.vn