Các Triệu Chứng Bệnh, Thông Tin Bệnh

Những dấu hiệu biểu hiện của bệnh dịch hạch không nên bỏ qua

benh-dich-hach-hinh-anh-2

Nỗi ám ảnh bệnh dịch hạch xuất hiện ở Châu Âu và Châu Á vào những năm giữa thế kỷ XIV. Đây được xem là một trong những cuộc đại dịch nguy hiểm nhất thế giới mà con người đã phải gánh chịu và trải qua.

Dịch hạch là bệnh truyền nhiễm cấp tính nhóm A. Là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm do vi khuẩn yersinia pestis gây nên và lưu hành trong quần thể động vật thuộc bộ gặm nhẫm. Chủ yếu là các loài chuột và ký sinh trùng. Cho đến bây giờ, thế giới đã trải qua ba lần đại dịch và số người chết vì căn bệnh dịch hạch này lên tới con số hàng trăm triệu.

Ở nước ta, bệnh dịch hạch hay bùng phát mạnh vào mùa khô, mùa này là mùa phát triển thích hợp của chuột và bọ chét. Bệnh dịch hạch được ghi nhận lần thứ nhất ở Việt Nam tại Nha Trang vào năm 1898. Tốc độ lây lan mạnh và tỷ lệ tử vong cao nên căn bệnh này cực kỳ nguy hiểm. Vì vậy hãy cùng mtn.com.vn tìm hiểu những dấu hiệu của căn bệnh dịch hạch này để phòng tránh sớm hơn và điều trị tốt hơn nhé!

Dịch hạch là bệnh gì?

benh-dich-hach-hinh-anh-1

Bệnh dịch hạch là bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng do vi khuẩn dịch hạch Yersinia pestis gây ra. Vi khuẩn dịch hạch này truyền từ chuột sang bọ chét và đến người.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh dịch hạch là gì?

Tùy thuộc vào loại bệnh, các triệu chứng bệnh dịch hạch có thể khác nhau, ví dụ như:

  • Đối với bệnh này thể hạch, các triệu chứng phổ biến là xuất hiện các hạch nằm ở bẹn, nách, cổ có kích thước to bằng quả trứng gà, chạm vào thấy mềm và ấm. Các triệu chứng khác bao gồm sốt đột ngột, ớn lạnh, nhức đầu, mệt mỏi, khó chịu và đau nhức cơ;
  • Đối với bệnh này nhiễm trùng huyết, các triệu chứng thường gặp là sốt, ớn lạnh, sức khỏe suy yếu, đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, chảy máu từ miệng, mũi, trực tràng hoặc dưới da, sốc, mô chết dần và hóa đen (hoại tử) ở tứ chi, nhất là các ngón tay, ngón chân và mũi;
  • Đối với hạch thể phổi, các triệu chứng thường gặp là ho, có đờm lẫn máu, khó thở, buồn nôn, nôn mửa, sốt cao, đau đầu và suy nhược.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn có bất cứ triệu chứng được liệt kê ở trên và sống trong khu vực nơi bệnh dịch xảy ra. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

benh-dich-hach-hinh-anh-3

Nguyên nhân nào gây ra bệnh dịch hạch?

Bệnh dịch này do vi khuẩn dịch hạch Yersinia pestis truyền sang người khi bị bọ chét ký sinh trên thú cắn, chẳng hạn như:

  • Chuột;
  • Sóc;
  • Thỏ;
  • Chó prairie;
  • Sóc chuột.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải dịch hạch?

Bệnh dịch này có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, giới tính, chủng tộc. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh dịch hạch?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:

  • Địa lý: bệnh này thường bùng phát ở các vùng nông thôn và ngoại ô nơi có dân đông, vệ sinh kém và nhiều loài gặm nhấm.
  • Nghề nghiệp: bác sĩ thú y và trợ lý của họ có nguy cơ cao mắc bệnh do tiếp xúc với mèo và chó đã bị nhiễm bệnh này.
  • Những người làm việc trong khu vực có nhiều động vật nhiễm bệnh.
  • Sở thích: cắm trại, săn bắn hoặc đi bộ trong khu vực có động vật nhiễm bệnh sinh sống có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

Điều trị hiệu quả

benh-dich-hach-hinh-anh-5

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh dịch hạch?

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán dịch hạch bằng những thông tin thu thập thông qua xét nghiệm vi khuẩn dịch hạch Yersinia pestis trong các mẫu lấy từ hạch, máu và phổi.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh dịch hạch?

Bạn cần phải nhập viện để điều trị bệnh này. Và uống thuốc kháng sinh mạnh chẳng hạn như:

  • Gentamicin;
  • Doxycycline (Vibramycin®);
  • Ciprofloxacin (Cipro®);
  • Levofloxacin (Levaquin®).

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh dịch hạch?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Không để các loài gặm nhấm vào nhà bằng cách loại bỏ các khu vực tiềm ẩn có thể làm tổ. Chẳng hạn như đống đồ cũ, đá, củi, rác. Và không để thức ăn vật nuôi trong khu vực mà các loài gặm nhấm có thể dễ dàng đột nhập;
  • Vệ sinh vật nuôi thường xuyên để tránh bọ chét.
  • Mang găng tay khi tiếp xúc các loài động vật có khả năng bị nhiễm để ngăn ngừa vi khuẩn lây qua người.
  • Sử dụng thuốc chống côn trùng, giám sát chặt chẽ trẻ em. Và vật nuôi khi ở khu vực có nhiều loài gặm nhấm.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Nguồn: Hellobacsi.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *