Dinh Dưỡng, Dinh Dưỡng Theo Bệnh Lý

Xây dựng nhu cầu dinh dưỡng và sinh hoạt cho người đột quỵ

Nhu cầu dinh dưỡng cho người đột quỵ

Bệnh đột quỵ hay với tên gọi tai biến mạch máu não. Bệnh này thường xuất hiện người trung niên và người già. Bệnh do áp lực máu lưu thông lên não nhanh, không xử lý kịp thời gây ra việc chết nào. Nếu bệnh nặng và đột ngột có khả năng gây ra tử vong. Bệnh đột quỵ và cao huyết áp được coi là những bệnh diễn biến nhanh nhất. Chỉ cần vài phút bệnh có thể chuyển biến xấu. Bệnh đột quỵ do nhiều nguyên nhân: chế độ ăn uống, sinh hoạt, béo phì,….

Việc xây dựng được một chết độ dinh dưỡng, sinh hoạt tốt giúp tránh được nguy cơ mắc bệnh. Người bệnh trong quá trình hồi phục có chế độ hợp lý giúp cải thiện tình trạng bệnh. Lựa chọn thực phẩm ra sao để vừa đảm bảo chất, đảm bảo bệnh không diễn biến xấu đi. Vấn đề đó luôn làm đau đầu người nhà bệnh nhân. Mỗi bệnh nhân sẽ có các cách chăm sóc khác nhau và nhận được sự tư vấn của bác sĩ. Hướng dẫn xây dựng nhu cầu dinh dưỡng và sinh hoạt cho người đột quỵ.

Xây dựng nhu cầu dinh dưỡng và sinh hoạt cho người đột quỵ

Nhu cầu dinh dưỡng của người đột quỵ

Chất đạm: 0,8g/kg cân nặng/ngày. Chọn thực phẩm ít cholesterol và nhiều đạm thực vật: các loại đậu đậu. Chọn lọc đạm động vật: cá biển, thịt nạc, sữa gầy. Nếu bệnh nhân có suy thận kèm theo thì nên giảm lượng đạm đưa vào, chỉ còn 1/2 lượng đạm trên.

Chất đạm cho bệnh đột quỵ

Chất béo: 25 – 30g/ngày. Trong đó 1/3 là chất béo động vật, 2/3 còn lại là chất béo thực vật. Ngoài ra các axít béo trong dầu thực vật có khả năng làm giảm nguy cơ đột quỵ tái phát. Chú ý chất béo no(bão hòa) gây tăng cholesterol máu, trong khi axít béo không no có lợi cho sức khỏe. Giảm mỡ, chất béo bão hòa, nội tạng động vật. Nên ăn nhiều cá vì trong cá chứa nhiều axít béo Omega-3.

Chất khoáng: có trong rau củ, các loại hoa quả chín. Chúng chứa nhiều kali, có tác dụng lợi tiểu, hạ huyết áp và chống lại tình trạng toan của cơ thể. Kali giúp hạ huyết áp do gia tăng sự đào thải muối(Nacl) qua nước tiểu và tác động tốt đến các mao mạch.

Vitamin: tăng cường vitamin C. Axít folic có nhiều trong gan, các loại quả có vị chua, rau lá có màu xanh đậm, các loại đậu.

Vitamin tốt cho người đột quỵ

Các loại rau, rau không chứa tinh bột: bông cải xanh, cải bó xôi, nấm hành tây, tỏi, cà tím. Chúng giàu vitamin, muối khoáng và chất xơ. Chất xơ chống táo bón, giảm rặn khi đại tiện (ngăn ngừa tai biến mạch máu não). Mỗi ngày ăn 3 suất. Mỗi suất rau cung cấp 5g chất xơ.

Chế độ sinh hoạt lành mạnh

Vận động thể lực: luyện tập đều đặn hàng ngày, mỗi ngày khoảng 30 phút. Đi bộ hoặc chạy bộ nhẹ nhàng.

Bỏ hút thuốc lá: thuốc lá là một  yếu tố gây xơ vữa động mạch và co thắt động mạch rất mạnh.

Bỏ thuốc là tốt cho người đột quỵ

Rượu: uống vừa phải 20 – 30ml/ngày với loại có nồng độ cồn <12%. Nên nhớ uống quá nhiều sẽ gây hại tim mạch.

Bớt stress: giữ thái độ tinh thần thích hợp, lạc quan, tránh căng thẳng thần kinh, tránh nóng giận.

Giảm cân nặng: nhờ chế độ ăn và tập luyện. Tập trung vào bữa ăn sáng, trưa ăn vừa phải, và tối ăn ít đi. Không nên để bụng rỗng, nhưng cũng đừng ăn quá no.

Điều trị tốt rối loạn lipid máu: rối loạn lipid máu biểu hiện bằng tăng cholesterol máu hay tăng triglycerides máu. Tránh ăn nhiều dầu mỡ (nhưng nên dùng dầu ô-liu, dầu đậu nành rất tốt), tránh ăn thịt mỡ, phủ tạng động vật.

Vừa rồi là xây dựng nhu cầu dinh dưỡng và sinh hoạt cho người đột quỵ. Mong rằng mang lại thông tin bổ ích cho bạn đọc. Hãy cùng Mtn.com.vn đọc các tin tức sức khỏe – dinh dường.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *