Sỏi thận được tạo thành từ muối và khoáng chất là các tinh thể canxi hoặc axit uric. Các tinh thể này tạo thành trong thận và di chuyển đến những phần còn lại của đường tiết niệu. Sỏi thận có rất nhiều kích thước, chẳng hạn như sỏi thận 4mm hoặc sỏi thận 5,5mm. Một vài sỏi thận nhỏ có thể tự ra ngoài, những sỏi lớn hơn cần phải được điều trị y tế để lấy sỏi ra ngoài. Một vài sỏi thận lớn đến mức có thể chiếm tất cả thận.
Thực tế, khi sỏi thận xuất hiện trong thận khiến cho đường dẫn nước tiểu bị tắc. Nước tiểu không thể bài tiết ra ngoài, từ đấy làm tăng sức ép lên vùng bể thận, dẫn đến những cơn đau sỏi thận.
Các triệu chứng sỏi thận thường rất giống với các trạng thái sức khỏe khác, giống như viêm đường tiết niệu. Trên thực tế, rất nhiều người thường bị lầm tưởng cơn đau sỏi thận với viêm ruột thừa cấp tính hay cơn đau dạ dày tá tràng cấp tính. Tuy vậy, nếu bạn hiểu rõ và phát hiện bệnh sớm để việc phòng ngừa và điều trị cũng có kết quả tốt hơn thì hãy cùng mtn.com.vn xem qua bài viết này nhé.
8 triệu chứng sỏi thận bạn cần lưu ý
Cơn đau ở lưng hoặc bụng
Theo các chuyên gia, cơn đau sỏi thận là một trong những loại đau nghiêm trọng nhất. Theo một số người từng bị đau sỏi thận, cơn đau giống như đau đẻ hoặc đau khi bị dao đâm.
Thông thường, cơn đau bắt đầu khi sỏi thận di chuyển vào vùng niệu quản hẹp, gây tắc nghẽn và tạo áp lực lên sỏi thận. Áp lực này kích hoạt các sợi dây thần kinh truyền tín hiệu đau đến não. Khi sỏi di chuyển, vị trí và mức độ đau cũng sẽ thay đổi.
Cơn đau có thể xuất hiện theo từng đợt do niệu quản co thắt để cố đẩy sỏi ra ngoài. Mỗi đợt đau thường kéo dài khoảng vài phút.
Bạn có thể cảm nhận cơn đau sỏi thận dọc theo sườn và lưng, dưới xương sườn. Cơn đau có thể lan rộng ra vùng bụng và háng khi sỏi di chuyển đến đường tiết niệu.
Những sỏi lớn có thể khiến bạn cảm thấy đau hơn những sỏi nhỏ, nhưng mức độ nghiêm trọng của cơn đau không nhất thiết liên quan tới kích thước sỏi. Thậm chí, một viên sỏi nhỏ cũng có thể gây đau khi chúng di chuyển hoặc gây tắc nghẽn.
Lượng nước tiểu ít
Các sỏi thận lớn đôi khi có thể mắc kẹt trong niệu quản, làm chậm hoặc ngưng dòng chảy nước tiểu. Nếu bị tắc nghẽn niệu quản, bạn có thể đi tiểu rất ít. Nếu dòng chảy nước tiểu bị tắt hoàn toàn, bạn cần phải đi cấp cứu ngay.
Buồn nôn và nôn mửa
Buồn nôn và nôn mửa là những triệu chứng phổ biến ở người bị sỏi thận. Những triệu chứng này xuất hiện do thận và đường tiêu hóa có kết nối thần kinh với nhau. Các viên sỏi trong thận có thể kích hoạt các dây thần kinh trong đường tiêu hóa, làm dạ dày khó chịu.
Ngoài ra, buồn nôn và nôn cũng có thể là cách cơ thể phản ứng lại với cơn đau dữ dội.
Chẩn đoán và điều trị bệnh sỏi thận
Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị sỏi thận, họ có thể yêu cầu làm một số xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm máu giúp bác sĩ xác định nồng độ canxi và axit uric trong máu, sức khỏe của thận và các tình trạng y tế khác.
- Xét nghiệm nước tiểu trong 24 giờ có thể giúp bác sĩ xác định nước tiểu có quá nhiều chất kích thích hình thành sỏi hay quá ít chất ngăn ngừa sỏi hình thành. Đối với xét nghiệm này, bạn cần cung cấp mẫu nước tiểu hai lần trong hai ngày liên tiếp.
- Xét nghiệm hình ảnh giúp bác sĩ nhìn thấy sỏi thận trong đường tiết niệu. Một số loại xét nghiệm bác sĩ thường chỉ định như X-quang bụng (không thể phát hiện sỏi thận nhỏ); chụp CT năng lượng cao hoặc kép (có thể phát hiện những viên sỏi nhỏ), siêu âm; xét nghiệm không xâm lấn, chụp niệu quản tĩnh mạch.
- Phân tích các sỏi tự ra ngoài trong phòng thí nghiệm để xác định thành phần của sỏi. Thông tin này giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây sỏi thận và có biện pháp phòng ngừa sỏi thận hình thành nhiều hơn.
Sau khi chẩn đoán sỏi thận, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị sỏi thận. Thực tế, việc chữa bệnh sỏi thận chủ yếu tập trung vào kiểm soát các triệu chứng; vì sỏi thận di chuyển thường gây đau đớn cho người bệnh.