Hẳn bạn cũng hiểu được tầm quan trọng của việc phục hồi không kém gì tập luyện thường xuyên. Hãy chú ý nghỉ ngơi và tối ưu hóa thời gian khi không đạp xe. Lợi ích của việc nghỉ ngơi để phục hồi là không thể chối cãi. Nghỉ ngơi sẽ tạo điều kiện phục hồi các nhóm cơ đã hoạt động quá sức; và bạn sẽ hạn chế được nhiều cơn đau không cần thiết cho chân mình. Đây cũng là lý do vì sao các nhà khoa học không ngừng nghiên cứu; để có thể phát triển kế hoạch phục hồi hiệu quả để giảm kiệt sức, chấn thương; và những cơn đau cơ bắp xảy ra trong quá trình tập luyện.
Chứng minh khoa học
Không phải vô tình mà các nhà nghiên cứu khoa học thể thao; muốn tập trung thúc đẩy quá trình phục hồi. Trong quá trình tập luyện, sẽ có người muốn đẩy mình đến giới hạn khi tập luyện; dẫn đến chấn thương và đôi khi là không thể phục hồi. Việc này chỉ có hại dẫn đến việc tập sai tư thế.
Bên cạnh đó, phục hồi không đủ sẽ dẫn đến nhiều chấn thương nghiêm trọng. Khi tập luyện đến mức cơ bắp rơi vào trạng thái mệt mỏi thì là lúc; hệ thần kinh trung ương của bạn cũng không còn làm việc hiệu quả nữa; bạn sẽ khó kiểm soát vận động chân và đầu gối của mình hơn. Hậu quả sẽ là những chấn thương không mong muốn.
Chấn thương và tập luyện quá sức không chỉ giới hạn ở vận động viên chuyên nghiệp; mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Có những người bình thường cứ tập luyện liên tục; từ ngày này sang ngày khác mà không dừng lại, đến mức đổ bệnh. Đây là hậu quả của việc xem nhẹ việc phục hồi. Và nếu bạn hay thi đấu và luôn bận rộn thì khả năng cao; bạn sẽ có những triệu chứng do luyện tập quá sức mà ra.
Thực tế hay chỉ là lời đồn?
Vậy làm cách nào để đẩy nhanh quá trình phục hồi? Nhiều cách đã được ứng dụng với hi vọng có thể đẩy nhanh quá trình phục hồi nhưng cuối cùng lại không có tác dụng. Điển hình là căng giãn cơ. Đây vốn được cho là phương pháp có tác dụng hỗ trợ phục hồi. Tuy nhiên một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc giữ cơ bắp ở một vị trí trong vòng 15 giây gần như không có tác dụng gì trong việc làm giảm đau cơ bắp cả.
Mặc dù vậy, căng giãn cơ trước các buổi tập lại có tác dụng hạn chế xảy ra chấn thương, đặc biệt là nó có thể hạn chế bị rách cơ trong các buổi tập cường độ cao. Ngoài căng giãn cơ thì tắm nước đá cũng được cho là có tác dụng thúc đẩy quá trình phục hồi. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra rằng nó có thể làm chậm khả năng phục hồi của bạn. Và tắm nước mát (gần nhiệt độ phòng) có thể có tác dụng hơn nhiều.
Một phương pháp khác mà bạn có thể thử là tập nhẹ để phục hồi. Mặc dù phương pháp này được khoa học ủng hộ, nó cũng có những khuyết điểm cần chú ý. Khi bạn tập luyện, cơ thể bạn sẽ tự điều chỉnh chuyển sang chế độ tập luyện và khi bạn chủ động đẩy mạnh trao đổi chất, cơ thể bạn sẽ không thể tạo mới protein, và cũng không có thời gian thích nghi với những bài tập bạn đã thực hiện trước đó. Do vậy, thay thế thời gian nghỉ bằng các bài tập nhẹ có thể có hại nhiều hơn có lợi.
Khi nào nên ứng dụng khoa học trong phục hồi?
Trong những năm gần đây, quần áo bó sát được sử dụng nhiều nhằm hỗ trợ quá trình phục hồi sau thi đấu. Phong trào mặc quần áo bó sát được khởi xướng từ những năm 70 và ngày nay rất phổ biến trong cộng đồng ba môn phối hợp. Rất nhiều vận động viên đạp xe hàng đầu lựa chọn những bộ quần áo này, thường là để mặc sau khi tập luyện và có thể thấy sự khác biệt. Đồng thời cũng có một số người không chọn nó để mặc vì không biết rõ chức năng hỗ trợ của nó.
Các loại thực phẩm khác có thể có thể giảm đau nhức cơ bắp thay vì cung cấp năng lượng cho cơ thể. Thậm chí đã có nghiên cứu về các loại thực phẩm ‘chống viêm‘ có thể giúp phục hồi các mô bị tổn thương. Điều này đã dẫn đến một số nguồn thực phẩm khác thường được các vận động viên ưa thích. Nước ép anh đào là một trong số đó.
Nước ép anh đào cũng có khả năng chống oxy hóa cao cùng với đặc tính chống viêm. Tập thể dục làm tăng lượng không khí nạp vào nó cũng làm tăng sản xuất các gốc tự do gây hại cho mô cơ. Vì vậy, thực phẩm chống oxy hóa chống lại tác động của các gốc tự do cũng có thể có lọi trong việc phục hồi.
Nguồn: Irace.vn