Các Triệu Chứng Bệnh, Thông Tin Bệnh

Các triệu chứng của bệnh máu khó đông không thể ngó lơ

benh-mau-kho-dong-hinh-anh-4

Bệnh máu khó đông có tên gọi khoa học là bệnh Hemophilia hay còn gọi là bệnh máu loãng. Căn bệnh này là một rối loạn chảy máu di truyền. Người bệnh bị thiếu một số protein giúp đông máu gọi là tiêu chí đông máu. Có 13 loại yếu tố đông máu cùng phối hợp với tiểu cầu, các tế bào máu nhỏ hình thành trong tủy xương để giúp máu dễ đông.

Bệnh nhân Hemophilia không được điều trị sẽ khó sống quá 13 tuổi. Điều trị đều đặn có thể có cuộc sống như người bình thường. Hơn 6.200 bệnh nhân Hemophilia đã phát hiện và đang điều trị trên cả nước.

Đáng chú ý, người mắc bệnh máu khó đông có thể bị chảy máu không kiểm soát, tàn tật hoặc thậm chí nguy hiểm tới tính mạng chỉ bởi một chấn thương rất nhỏ như đứt tay.

Bệnh máu khó đông tuy hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng con người vì không thể điều trị triệt để người bệnh có nguy cơ bị mất máu, không cầm được máu dẫn đến tử vong. Vì vậy, kiểm soát và phát hiện bệnh sớm có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm thiểu cấp độ nguy hiểm của căn bệnh này. Hãy cùng mtn.com.vn theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân gây bệnh máu khó đông

benh-mau-kho-dong-hinh-anh-1

Trong máu có một loại protein giúp kiểm soát sự chảy máu gọi là yếu tố đông máu. Khi cơ thể thiếu hụt hoặc không có đủ các yếu tố này, nhất là yếu tố VIII và IX thì sẽ bị mắc bệnh ưa chảy máu. Điều đáng nói là chỉ nhiễm sắc thể giới tính X mới có gene sản xuất hai yếu tố đông máu này, và nó có tính di truyền.

Ở nam giới có mang bộ nhiễm sắc thể XY, nếu như nhận X bệnh từ mẹ thì sẽ biểu hiện bệnh, còn nữ giới thì mang bộ nhiễm sắc thể XX chỉ biểu hiện khi mang cả hai X bệnh ( nếu nhận X bệnh từ cả bố lẫn mẹ) còn nếu chỉ chứa một X bệnh thì sẽ không biểu hiện ra ngoài. Do đó tỷ lệ nam giới bị bệnh máu khó đông cao hơn nhiều so với phụ nữ, vì phụ nữ xác suất cả bố và mẹ cùng mang gen là rất thấp.

Hội chứng Hemophilia (máu khó đông) hiện có 3 loại :

– Hemophilia A: Loại này hình thành do nguyên nhân thiếu hụt gen tổng hợp yếu tố VIII (nằm trên nhiễm sắc thể X), bệnh này thường gặp ở nam giới.

– Hemophilia B: Còn có tên gọi khác là hội chứng Christmas. Nguyên nhân do thiếu hụt một gen tổng hợp yếu tố IX.

– Hemophilia C: Do thiếu hụt yếu tố XI

Triệu chứng của bệnh máu khó đông

benh-mau-kho-dong-hinh-anh-2

Ước tính trên thế giới có khoảng 400.000 người bị bệnh, trong đó khoảng 5000 bệnh nhân Việt Nam. Theo các bác sĩ đang điều trị Hemophilia ở Viện Huyết học Truyền máu Trung ương thì số người mắc bệnh được chẩn đoán và điều trị mới chỉ có khoảng 20%. Nhưng việc chẩn đoán muộn và điều trị không đầy đủ khiến tỷ lệ bệnh nhân Hemophilia tại Việt Nam tàn tật cao chiếm 60% ở người lớn và 25% ở trẻ em. Sau đây là một số triệu chứng của bệnh máu khó đông:

– Triệu chứng của căn bệnh là hay xuất hiện những vết thâm và khi bị chảy máu thường lâu cầm. Chảy máu này có thể do tự phát hoặc do ảnh hưởng của vết thương cũng gây chảy máu. Đặc biệt khi chảy máu tự phát rất nguy hiểm, nhất là khi xuất huyết não thì rất khó kiểm soát và nó đe dọa tính mạng con người. Việc mất máu trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến học tập và công việc.

– Xuất huyết thường xảy ra khi người bệnh máu khó đông bị ngã, va đập, xây xát hay chấn thương. Hình thái xuất huyết thường thấy là những mảng bầm tím dưới da. Đám tụ máu trong cơ. Chảy máu không cầm ở vị trí chấn thương.

– Ngoài ra, triệu chứng thường gặp là chảy máu ở các khớp lớn như: khớp gối, khuỷu tay, cổ chân, thậm chí chảy máu não. Khi phát hiện thấy những triệu chứng trên, người bệnh cần đi khám tại các trung tâm hemophilia. Để được chẩn đoán sớm bệnh và điều trị.

Cách điều trị bệnh máu khó đông

benh-mau-kho-dong-hinh-anh-3

– Hiện nay chưa có phương pháp nào chữa dứt điểm căn bệnh Haemophilia. Mặc dù bệnh nhân có thể được điều trị bằng cách tiêm bổ sung chất đông máu. Tuy nhiên, chứng ưa chảy máu này có thể dùng một số thuốc như desmopressin để tăng khả năng đông máu.

– Khi mắc bệnh Haemophilia, nếu tự dưng chảy máu thì ngay lập tức phải sơ cứu như: nằm yên nghỉ ngơi và nhờ người khác hoặc tự mình buộc vết thương để làm giảm khối lượng máu bị mất. Đặc biệt nếu bệnh nặng bạn cần phải được điều trị nhiễm sắc thể thứ VIII và IX.

Thay đổi cách sống

– Thường xuyên kiểm tra bệnh khi bạn thấy hay chảy máu. Đặc biệt trong trường hợp bạn cần phải mổ vì lý do nào đó.

– Thay đổi lối sống và chăm sóc sức khoẻ để giảm thiểu tình trạng bị mất máu, thiếu máu.

– Tránh các hoạt động mạnh, dễ va chạm, tránh chạy nhảy. Lưu ý những điều này trong quá trình học tập và chọn nghề nghiệp.

– Chú ý vệ sinh răng miệng ngay từ khi mới mọc răng. Khám răng định kỳ 3 – 6 tháng một lần.

– Khi bị bệnh không châm cứu, không tiêm bắp, không massage, ăn các thức ăn cứng, có xương… Trong thực đơn ăn uống hàng ngày bạn nên ăn khoai tây, bí ngô, rau cải, xà lách…

– Ở thời điểm hiện tại, hầu hết các bệnh viện lớn trên cả nước chưa có khoa riêng để điều trị bệnh máu khó đông. Do vậy khi có các biểu hiện chảy máu bất thường. Người bệnh cần đến Viện Huyết học – Truyền máu TƯ để được tư vấn, chẩn đoán, phát hiện chính xác bệnh để đưa ra các phác đồ điều trị kịp thời.

Nguồn: Suckhoegiadinh.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *