Bệnh cao huyết áp chính là kẻ giết người thầm lặng trong các bệnh lý. Huyết áp tăng là bệnh mãn tính khi đó áp lực máu được đo ở động mạch tăng cao. Bệnh cao huyết áp thường diễn ra nhanh đôi khi ta không phản ứng kịp. Đây là một bệnh hay gặp phải ở độ tuổi trung niên và cao tuổi. Bệnh có nhiêu bệnh đi kèm như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,…. Chúng ta ai cũng có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.
Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới bệnh cao huyết áp như: xã hội; chế độ ăn, sinh hoạt. Một chế độ ăn hợp lý, khoa học là một nhân tố quan trọng để phòng và chống cao huyết áp. Điều chỉnh chế độ ăn phù hợp một các trong biện pháp không dùng thuốc. Bỏ thuốc lá, rượu bia, giảm stresss và tập thể dục đều đặn giúp cơ thể khỏe hơn. Nếu ta kết hợp chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý sẽ cải thiện bệnh huyết áp. Trong bài này sẽ đề cập đến dinh dưỡng cho bệnh cao huyết áp.
Dinh dưỡng cho người bệnh cao huyết áp
Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị cao huyết áp
– Làm hạn chế tăng huyết áp, duy trì được huyết áp mục tiêu và giúp làm ổn định huyết áp (huyết áp mục tiêu cần đạt là < 130/80 mmHg và người bệnh vẫn dung nạp được theo quy định của Hội Tim mạch Việt Nam).
– Giảm tối đa nguy cơ tim mạch như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…
Nguyên tắc dinh dưỡng trong điều trị THA
Chế độ ăn cung cấp đủ năng lượng, các vitamin và khoáng chất, ít natri, giàu kali, giàu chất xơ, giảm lượng acid béo bão hòa và tổng lượng chất béo. Khuyến khích áp dụng chế độ dinh dưỡng giúp kiểm soát tăng huyết áp (DASH diet) là chế độ ăn khuyến khích nhiều rau xanh, quả chín, các sản phẩm sữa ít béo .
– Nhu cầu năng lượng: 30 – 35 Kcal/kg cân nặng/ngày.
– Protein: 15 -< 20% tổng năng lượng.
– Lipid: 20 – 25% tổng năng lượng.
Trong đó thấp acid béo bão hòa, acid béo không no nhiều nối đôi chiếm khoảng 7 -<10% tổng năng lượng. Acid béo không no một nối đôi chiếm < 15% tổng năng lượng. Chất béo đồng phân trans chiếm < 1% tổng năng lượng. Nên cung cấp lượng EPA và DHA khoảng 250 – 500mg/ngày. Cholesterol < 200mg/ngày.
– Glucid: tỷ lệ phù hợp với tổng năng lượng.
– Lượng chất xơ cung cấp từ khẩu phần ăn khoảng 14g/1000kcal.
– Lượng natri: 1600 -< 2000mg/ngày.
– Cung cấp đủ vitamin và khoáng chất, đặc biệt là acid folic, vitamin B12, vitamin B6, vitamin D.
– Quản lý cân nặng bệnh nhân phù hợp, nếu bệnh nhân béo phì nên giảm cân.
Lựa chọn thực phẩm cho người bệnh THA
– Khuyến khích ăn nhóm thực phẩm giàu chất xơ: gạo lứt, gạo lật ăn nhiều rau xanh, quả chín. Nên ăn quả chín dạng miếng/múi, không ép/xay hay vắt lấy nước để tăng cường chất xơ.
– Nên ăn các loại thực phẩm nhiều acid béo omega 3: cá hồi, cá thu…
– Không nên ăn mỡ, nội tạng động vật, các loại sản phẩm chế biến sẵn: cá hộp, thịt muối, dưa cà muối, các món kho, rim, muối, các loại nước sốt, nước chấm mặn…
– Không uống các loại đồ uống có cồn: bia, rượu…
Trong các bữa ăn bạn cần đảm bảo các chất dinh dưỡng cho cơ thể giúp cơ thể khỏe mạnh: chất sơ, rau, củ quả và hạn chế ăn mỡ động vật
Hãy cùng Mtn.com.vn đón đọc các tin tức sức khỏe mới.
Nguồn: Viendinhduong.vn