Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng hoặc được thông báo rằng bạn có thể bị ung thư, việc xác định giai đoạn ung thư để xác định kế hoạch điều trị là điều cần thiết. Tại các bệnh viện, các bác sĩ ung thư phụ khoa được đào tạo và có kinh nghiệm điều trị tất cả các giai đoạn của ung thư buồng trứng, và họ sẽ làm việc với bạn để thiết kế một kế hoạch chăm sóc phù hợp với nhu cầu và mục tiêu điều trị của bạn.
Các bác sĩ ung thư phụ khoa sẽ lãnh đạo nhóm chăm sóc đa ngành của bạn, quản lý nhiều khía cạnh trong quá trình điều trị của bạn, từ thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối u đến thực hiện hóa trị, liệu pháp miễn dịch và / hoặc liệu pháp hormone. Đội ngũ chăm sóc của bạn cũng sẽ điều chỉnh kế hoạch điều trị của bạn dựa trên nhu cầu cá nhân của bạn, chẳng hạn như kết hợp các tùy chọn bảo tồn khả năng sinh sản nếu có thể và giúp bạn kiểm soát các tác dụng phụ liên quan đến ung thư buồng trứng, như mệt mỏi, buồn nôn và bệnh thần kinh. Lo lắng về nguy cơ ung thư buồng trứng của bạn?
Thực hiện đánh giá rủi ro trong năm phút của chúng tôi và lập kế hoạch hành động dựa trên câu trả lời của bạn.
Hiểu về ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng là tình trạng khối u ác tính xuất hiện ở buồng trứng. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, ung thư buồng trứng có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau nhưng phổ biến hơn cả ở nữ giới trên 40 tuổi.
Sở dĩ bệnh này thường bị phát hiện muộn là do ung thư giai đoạn sớm ít có biểu hiện, triệu chứng khá mơ hồ và thường chỉ biểu hiện rõ ở giai đoạn muộn. Không những vậy, các triệu chứng của bệnh còn dễ nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa thông thường nên nhiều người không biết mình mắc ung thư.
Nguyên nhân gây ra bệnh
Đau có rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nếu có những kiểu đau dưới đây bạn hãy cẩn trọng căn bệnh ác tính này:
– Đau lưng: có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến bạn đau lưng như lao động bê vác nặng, ngồi sai tư thế, các bệnh cột sống… nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm như viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung, u xơ cổ tử cung hay thậm chí là ung thư buồng trứng.
Nguyên nhân xuất hiện tình trạng này là do các tế bào ung thư xâm lấn mô liên kết xương chậu, đè nén vùng chậu gây đau lưng.
– Đau bụng dưới và vùng chậu: thường chỉ thấy ở giai đoạn ung thư tiến triển. Lúc này, khối u lớn có thể chèn ép; di căn vào hệ thống xương, cơ, dây chằng ở khu vực quanh buồng trứng. Đau không có quy luật; có thể âm ỉ hay đau dữ dội; tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người.
– Đau khi quan hệ tình dục: nhiều phụ nữ ung thư giai đoạn tiến triển thường bị đau khi quan hệ. Cơn đau khi quan hệ thường xuất hiện ở bên phải hay bên trái của khung xương chậu.
Các dấu hiệu khác cảnh báo ung thư buồng trứng
Ngoài triệu chứng đau, một số biểu hiện khác thường gặp ở bệnh nhân ung thư là:
– Táo bón: có thể xảy ra khi ung thư phát triển với kích thước lớn; phát triển lên ruột và dạ dày
– Đầy hơi, khó tiêu: do khối u phát triển chèn ép vùng bụng
– Mệt mỏi, sút cân đột ngột
– Tiểu thường xuyên khi khối u phát triển ảnh hưởng đến bàng quang…
Phải làm gì khi xuất hiện triệu chứng đau bất thường?
Ngay khi thấy xuất hiện triệu chứng đau bất thường; nhất là khi bạn không có tiền sử bệnh xương khớp thì bạn không nên chủ quan; mà hãy đến bệnh viện để khám chẩn đoán bệnh kịp thời. Trường hợp nghi ngờ ung thư buồng trứng; bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm chẩn đoán như xét nghiệm chỉ điểm ung thư CA 125; siêu âm buồng trứng, sinh thiết, CT scan ổ bụng…
Thực tế, ung thư buồng trứng rất nguy hiểm; và các triệu chứng bệnh thường chỉ xuất hiện ở giai đoạn muộn. Vì vậy, thay vì đợi có triệu chứng mới đi khám; bạn nên chủ động thăm khám phụ khoa; tầm soát ung thư định kì.
Nguồn: Giadinh.net.vn