Rối loạn cương dương, không có khả năng đạt được hoặc giữ được sự cương cứng trong hoạt động tình dục, xảy ra khi không có đủ lưu lượng máu qua các tĩnh mạch dương vật. Thông thường, kích thích tình dục là đủ để đưa mọi thứ di chuyển qua các mạch máu, nhưng nam giới mắc chứng ED gặp khó khăn trong việc giữ vững khi xuất tinh. Rất nhiều điều có thể góp phần, như tuổi tác, huyết áp cao, bệnh tim, căng thẳng, v.v.
Nam giới có thể gặp một số vấn đề như ham muốn tình dục kém và vấn đề xuất tinh. Nhưng ED đề cập cụ thể đến việc khó đạt được hoặc duy trì sự cương cứng. Bạn có thể có ham muốn tình dục lành mạnh, nhưng cơ thể không đáp ứng. Hầu hết thời gian có một cơ sở vật chất cho vấn đề.
5 nguyên nhân gây rối loạn cương dương mà nhiều người ít chú ý
Rối loạn cương dương do căng thẳng
Căng thẳng, mệt mỏi là hai nguyên nhân phổ biến gây rối loạn cương dương. Tuy nhiên, nhiều nam giới lại ít quan tâm đến hai vấn đề này, theo Reader’s Digest.
Tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ gây mất ngủ. Mất ngủ khiến cơ thể mệt mỏi là làm giảm nồng độ hoóc môn sinh dục nam testosterone.
Không chỉ căng thẳng mà một số vấn đề sức khỏe khác chứng ngưng thở khi ngủ cũng gây mất ngủ. Theo Hiệp hội Y học tình dục quốc tế, gần 70% nam giới bị ngưng thở khi ngủ cũng mắc rối loạn cương dương.
Dùng thuốc
Một nguyên nhân khác gây rối loạn cương dương mà nhiều người hay bỏ qua là loại thuốc họ đang uống. Có khá nhiều các loại thuốc kê đơn và không kê đơn có tác dụng phụ là làm tăng nguy cơ rối loạn cương dương.
Đó là những loại thuốc trị huyết áp cao, chống dị ứng, trầm cảm, lợi tiểu, thuốc chống loạn nhịp tim và một số loại thuốc chống viêm không steroid như Advil, Aleve hay Aspirin, theo Reader’s Digest.
Testosterone thấp
Nồng độ hoóc môn sinh dục nam testosterone thấp có thể ảnh hưởng đến vấn đề cương dương ở nam giới. Càng lớn tuổi, testosterone trong cơ thể nam giới có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, một số nghiên cứu mới đây cho rằng testosterone thấp không phải là nguyên nhân trực tiếp gây triệu chứng không ổn định cương dương.
Ngoài ra, một số khuyến cáo cũng yêu cầu bác sĩ cần phải thận trong khi bổ sung testosterone cho người bệnh vì tác dụng lâu dài của những sản phẩm này là không rõ ràng, theo Reader’s Digest.
Bệnh mạch máu
Khả năng cương cứng phụ thuộc rất nhiều là lưu lượng máu đến dương vật. Do đó, bất kỳ sự suy giảm lưu thông máu nào cũng sẽ tác động tiêu cực đến cương cứng. Những bệnh mạch máu phổ biến thường gặp là huyết áp cao và tăng nồng độ cholesterol trong máu.
Một số bằng chứng khoa học cho thấy khả năng cương cứng suy giảm thường là dấu hiệu sớm của bệnh tim mạch.
Lối sống lành mạnh có thể giúp duy trì khả năng cương cứng, ngăn ngừa rối loạn ở nam giới. Những gì họ cần làm là ăn nhiều trái cây, rau củ; hạn chế đường, chất béo động vật; giữ nồng độ cholesterol ở mức thấp; không uống rượu bia, không thuốc lá, kiểm soát cân nặng và tập thể dục thường xuyên.
Tiểu đường loại 2 gây ra rối loạn cương dương
Đây là một trong những biến chứng rất hay gặp ở nam giới bị tiểu đường loại 2. Nguy cơ này sẽ tăng gấp đôi khi họ bước vào tuổi 50, theo Mayo Clinic.
Qua thời gian, tiểu đường sẽ làm tổn thương dây thần kinh và các mạch máu chịu trách nhiệm cho khả năng cương cứng. Cũng như bệnh tim mạch; rối loạn cương dương có thể là dấu hiệu cảnh báo tiểu đường; các chuyên gia cho biết, theo Reader’s Digest.
Nguồn: Thanhnien.vn