Dinh Dưỡng, Dinh Dưỡng Trẻ Em

Chia sẻ: Cách bổ sung dinh dưỡng đúng cách cho trẻ sau cai sữa

Dinh dưỡng trẻ sau cai sữa

Khi còn nhỏ sữa là nguồn dinh dưỡng chủ yếu để nuôi dưỡng trẻ phát triển. Không chỉ cho trẻ bú sữa mẹ mà các bậc phụ huynh còn bổ sung thêm sữa ngoài nhằm giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt nhất. Tuy nhiên trẻ sau cai sữa thì sao, chúng ta bổ sung dinh dưỡng thế nào để tốt nhất cho trẻ?

Giai đoạn cai sữa là một bước ngoặt quan trọng mà các bà mẹ cần đặc biệt lưu ý. Lúc này trẻ không còn bú sữa mẹ mà thay vào đó trẻ tiếp xúc với thức ăn tự nhiên. Việc bổ sung các bữa ăn, dinh dưỡng cho trẻ hàng ngày là đặc biệt cần thiết. Dưới đây là lưu ý quan trọng dành cho trẻ sau khi cai sữa mà các bà mẹ bỉm sữa cần đặc biệt chú ý.

Dinh dưỡng trẻ sau cai sữa

Tập cho trẻ làm quen dần

Khi trẻ bắt đầu cai sữa, việc của bà nội trợ; cần làm chính là tiến hành từng bước để trẻ quen dần; với các bữa ăn phụ. Việc tăng thêm bữa ăn phụ sẽ giúp giảm thiểu số lần cho con bú; sẽ giúp cho trẻ không có cảm giác bị hẫng hụt; và khó chịu khi thèm ti mẹ.

Thông thường, trong khoảng thời gian đầu từ 4 – 6 tháng tuổi; trẻ chỉ cần bú sữa mẹ bởi trong đó đã có đầy đủ chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, sữa mẹ có chứa nhiều chất dinh dưỡng; thiết yếu quan trọng để bảo vệ cơ thể trẻ. Nhưng khi trẻ đã ngoài 6 tháng tuổi; các bà mẹ có thể lựa chọn đổi bữa cho trẻ ăn dặm; bằng bột, cháo xay kèm với thịt, cá, trứng, dầu, mỡ, rau quả tươi…

Dinh dưỡng trẻ sau cai sữa

Khi trẻ được 12 tháng tuổi, công năng tiêu hóa của dạ dày và ruột của trẻ dần hoàn thiện, các bà mẹ có thể cai sữa dần nhưng tốt nhất vẫn nên thực hiện đối với trẻ từ 18 – 24 tháng tuổi. Hãy chuẩn bị đồ ăn phù hợp với tháng tuổi của bé.

Thiết lập thực đơn

Việc thành lập thực đơn dinh dưỡng cho trẻ là điêu cực kỳ quan trọng. Vì trẻ còn quá nhỏ và đang trong quá trình phát triển, vì vậy các mẹ bỉm sữa cần đặc biệt lưu tâm trong vấn đề bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng bao gồm chất xơ, vitamin, tinh bột, đạm, chất béo…

Dinh dưỡng trẻ sau cai sữa

Ngoài ra, các mẹ cần lưu ý đến cả khẩu phần ăn của trẻ, không nên ép trẻ ăn quá nhiều sẽ khiến các bé có cảm giác khó chịu, dễ trớ và có tâm lý sợ ăn. Đối với trẻ nhỏ, hãy chia thành nhiều bữa trong ngày và thường xuyên đổi thực đơn đa dạng cho trẻ.

Tăng dần độ thô của nguyên liệu

Nếu như những em bé còn ít tháng tuổi cần được xay nhuyễn các nguyên liệu như thịt, cá, trứng… thì đối với trẻ lớn hơn, các mẹ bỉm sữa chỉ cần băm nhỏ thức ăn. Khi trẻ lớn hơn chút nữa, hãy cho trẻ nhai dần những miếng thịt nhỏ. Làm như vậy sẽ giúp trẻ dần quen với cách ăn dặm cũng như hấp thụ tốt hơn các nguyên liệu thức ăn khác.

Hi vọng bài viết hôm nay của mtn.com.vn sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để bạn chăm trẻ khỏe mạnh phát triển thể chất tốt nhất. Chú ý về chế độ dinh dưỡng thì nên bổ sung đồng đều, thay đổi khẩu phần ăn thường xuyên để trẻ không bị chán ăn

Nguồn: Laodong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *