Cây Thuốc Quanh Ta, Y Học Cổ Truyền

Cùng nhau tìm hiểu về công dụng của cây thuốc ngải cứu

ngải cứu

Cây ngải cứu là một vị thuốc có tên tiếng Anh là Artemisia, là một loại cây thuốc nam rất có tác dụng trong y học và chăm sóc sức khỏe con người, có mùi đặc biệt và được dùng làm thuốc nam chữa bệnh. Mặc dù có xuất xứ từ châu Âu nhưng lại mọc rất nhiều ở Việt Nam và trở thành một loại cây thuốc phổ biến và được sử dụng rất rộng rãi.

Ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn những điều chưa biết về vị thuốc này, tìm hiểu kĩ hơn và rõ hơn những công dụng tuyệt vời của nó. Biết dâu được trong tương lai bạn sẽ cần đến những thông tin này để áp dụng vào cuộc sống.

Công dụng của ngải cứu

Ngoài việc được sử dụng để sản xuất rượu absinthe và các sản phẩm khác; ngải cứu cũng có nhiều ứng dụng trong thực hành y khoa ở các quốc gia ngoài châu Âu; ví dụ như nền y học cổ truyền Trung Hoa.

Mặc dù tác dụng phụ phổ biến của rượu ngải cứu gây nên ảo giác, mất ngủ và co giật; nhưng ngải cứu không được xem là một chất gây ảo giác. Vì khi uống một lượng lớn rượu có chứa thujone, những triệu chứng này có thể; do một phần tác dụng của rượu gây nên. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học nào chứng minh nguyên nhân; của các triệu chứng này là do rượu hay do ngải cứu có trong rượu.

cây ngải cứu

Tác dụng giảm đau

Ngải cứu được ứng dụng từ lâu trong việc giảm đau và có đặc tính kháng viêm; được sử dụng trong giảm đau các bệnh lý viêm xương khớp.

Một nghiên cứu kéo dài 4 tuần ở 90 người trường thành có viêm khớp gối. Bệnh nhân được thoa thuốc mỡ ngải cứu 3% trong 3 lần mỗi ngày giúp cải thiện mức độ đau và chức năng vận động. Trong khi những người không điều trị, mức độ đau và cứng khớp không giảm.

cây ngải cứu

Cần lưu ý rằng bản thân cây ngải cứu không nên bôi trực tiếp lên da; vì nồng độ các hợp chất quá cao có thể gây nên tình trạng bỏng da.

Chống nhiễm ký sinh trùng

Ngải cứu cũng có tác dụng điều trị nhiễm giun đường tiêu hóa từ thời Ai Cập cổ đại. Đặc tính chống lại ký sinh trùng này được xem như là một tác dụng của thujone. Tuy nhiên, những bằng chứng về tác dụng đặc hiệu này vẫn chỉ mang tính chất lịch sử.

phòng bệnh

Các nghiên cứu trên động vật và trong phòng thí nghiệm cho thấy loại thảo dược này; có thể chống lại sán dây và một số loại ký sinh trùng khác; mặc dù các nghiên cứu này có thể không được áp dụng trên người. Vì vậy, cần nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn để đánh giá tác dụng này của ngải cứu.

Chống oxy hóa

Ngoài thujone, ngải cứu cũng có chứa một hợp chất đang chú ý khác là chamazulene. Tác dụng của chamazulene hoạt động như một chất chống oxy hóa; và chúng có nồng độ cao nhất trong giai đoạn trước khi ra hoa.

Các chất chống oxy hóa như chamazulene có thể chống lại stress oxy hóa trong cơ thể. Đây có thể là nguyên nhân đưa đến ung thư, các bệnh lý tim mạch, bệnh Alzheimer và một số bệnh lý khác.

Chống viêm

Artemisinin có tác dụng ức chế các cytokine, đây là những protein được tiết; ra bởi hệ miễn dịch của cơ thể thúc đẩy quá trình viêm.

Những nghiên cứu cho thấy ngải cứu có thể giúp làm giảm nhẹ bệnh Crohn. Đây là bệnh lý đặc trưng bởi hiện tượng viêm đường tiêu hóa. Những triệu chứng có thể bao gồm tiêu chảy, mệt mỏi, đau bụng; hoặc các vấn đề ở đường tiêu hóa khác.

Chống viêm

Tóm lại, ngải cứu có nhiều lợi ích như giảm đau, kháng viêm, chống oxy hóa và ký sinh trùng. Tuy nhiên những lợi ích này cần có thêm nhiều bằng chứng khoa học.

Liều lượng và mức độ an toàn

Vì vẫn còn thiếu nhiều bằng chứng nên chưa có hướng dẫn về liệu lượng chính xác; của việc sử dụng ngải cứu. Bên cạnh đó, nhiều tổ chức chính phủ đã đặt ra những hạn chế; đối với các sản phẩm ngải cứu vì tác dụng gây độc của những hợp chất có trong ngải cứu.

Tại Hoa Kỳ, FDA hạn chế tất cả các sản phẩm chứ thujone ở mức 10 phần triệu (ppm) hoặc ít hơn. Với lượng thujone này được xem là không đáng kể và an toàn ở hầu hết mọi người. Các sản phẩm trà ngải cứu và tinh chất chiết xuất chưa được cấp phép bởi FDA. Nếu bạn không chắc chắn về liều lượng cần dùng, bạn nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ.

Lưu ý và tác dụng phụ có thể có của ngải cứu

ngải cứu

Những bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm hoặc đang có các vấn đề sức khỏe; nhất định không nên sử dụng ngải cứu. Những tình trạng này bao gồm:

  • Mang thai: bạn không nên sử dụng ngải cứu nếu đang mang thai vì có thể là nguyên nhân gây sảy thai;
  • Đang cho con bú;
  • Động kinh. Thujone kích thích não bộ và có thể gây co giật. Ngoài ra, ngải cứu cũng có thể làm giảm tác dụng của các thuốc chống động kinh như gabapentin và primidone;
  • Bệnh lý tim: sử dụng thảo dược ở những bệnh nhân có bệnh lý tim đang điều trị Warfarin có thể gây xuất huyết tiêu hóa;
  • Bệnh lý ở thận: cây ngải cứu độc cho thận và làm tăng nguy cơ suy thận;
  • Dị ứng.

Nguồn: Vinmec.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *