Kiểm Tra Sức Khỏe

Ở từng độ tuổi, phụ nữ nên chăm đi kiểm tra sức khỏe

Dù ở bất kỳ độ tuổi nào, phụ nữ Việt cũng phải đối mặt với các nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn do lối sống hiện đại. Thức khuya; thói quen ăn uống kém khoa học; ít có thời gian chăm sóc sức khỏe cho bản thân khiến nhiều phụ nữ mắc các bệnh như tim mạch; xương khớp; ung thư; vô sinh…Vì vậy các kiểm tra sức khỏe cũng là một phần quan trọng trong giữ gìn sức khỏe; cũng như xác định những dấu hiệu cảnh báo sớm các vấn đề sức khỏe.

Nhưng bắt đầu từ đâu, bao lâu khám một lần và những xét nghiệm nào cần phải làm, vào lứa tuổi nào là điều chị em phụ nữ cần phải quan tâm. Việc kiểm tra định kì sẽ được điều chỉnh theo tùy nhu cầu của từng độ tuổi. Mặc dù một số bài kiểm tra có thể gây khó chịu hoặc đau đớn nhưng bạn sẽ được nhìn lại lối sống của mình xem có tiềm ẩn rủi ro bệnh tật nào hay không. Bài viết hôm nay MTN muốn chia sẻ vớ các bạn, dù trong độ tuổi nào, thì việc kiểm tra sức khỏe là hết sức cần thiết.

Độ tuổi 12 – 18 

day-thi

Ở tuổi 12, bé gái thường có dấu hiệu của tuổi dậy thì và bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt ở tuổi 13. Tuy nhiên điều này có thể khác nhau ở mỗi bé từ 11 – 15 tuổi. Nếu bé không có thay đổi tuổi dậy thì (chẳng hạn như ngực không nhô lên ở tuổi 13 và không có kinh ở tuổi 15), phụ huynh nên dẫn bé đi kiểm tra nguyên nhân dẫn đến chuyện dậy thì muộn.

Ngoài ra, mắt và răng bé cũng nên được bắt đầu kiểm tra thường xuyên từ lứa tuổi này; và kéo dài đến suốt đời.

Ngoài những lịch trình tiêm chủng thường lệ, dựa trên bằng chứng sẵn có và vì ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ hai ở phụ nữ dưới 35 tuổi, các bác sĩ khuyến khích bé gái từ 12 tuổi nên tiêm vắc xin HPV trước khi sinh hoạt tình dục. Tiêm ngừa HPV giúp ngăn ngừa ung thư cổ tử cung và mụn cóc sinh dục.

Độ tuổi 18 – 24

kiem-tra-co-quan-tinh-duc

Ở lứa tuổi này, nếu phụ nữ có hoạt động tình dục thì nên kiểm tra sức khỏe liên quan nguy cơ mắc các bệnh do nhiễm trùng qua đường quan hệ tình dục – STI. Nhiễm nấm Chlamydia là bệnh quan trọng cần kiểm tra ở độ tuổi này. Bởi vì nó phổ biến trong số những người ở độ tuổi 18 – 24. Bệnh này dễ phát hiện và điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Độ tuổi 25 – 39

Ở độ tuổi này, chế độ ăn uống và tập thể dục phải là một phần của thói quen hàng ngày của chị em. Những thay đổi cho lối sống lành mạnh từ bây giờ sẽ giúp ta duy trì sức khỏe tốt trong suốt nhiều năm tới.

Đặc biệt, ở lứa tuổi này, nhận thức về những thay đổi ở ngực là rất quan trọng và cần trang bị khả năng biết tự kiểm tra những bất thường ở vùng ngực. Những thay đổi xảy ra gồm có ở núm vú; cục u… là những dấu hiệu sớm cần được các bác sĩ kiểm tra.

Chị em tuổi này nên kiểm tra tế bào tử cung mỗi ba năm một lần. Và việc này nên làm thường xuyên cho đến tuổi 49. Ngoài ra, chị em tuổi này cũng cần kiểm tra chất sắt trong cơ thể. Vì thiếu sắt sẽ gây ra các triệu chứng mệt mỏi; năng lượng cơ thể kém.

Đây là thời gian phụ nữ cân nhắc việc có con hay không. Do đó, kiểm tra sức khỏe tổng quát trước để bổ sung những dưỡng chất cần thiết trước khi thụ thai. Đặc biệt, nếu bạn có vấn đề về tuyến giáp hoặc bệnh tiểu đường hoặc đang uống thuốc ngừa thai thì việc đó có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Độ tuổi 40 – 60

kiem-tra-ung_thu_vu-o-40-60-tuoi

Đây là khoảng thời gian nên có những cuộc kiểm tra sức khỏe thường xuyên về huyết áp; lượng đường trong máu; sức khỏe của xương và cholesterol (mỡ trong máu).

Từ tuổi 50 trở đi, nguy cơ ung thư vú cũng cao hơn. Nên thực hiện các kiểm tra nhũ ảnh thường xuyên mỗi ba năm một lần. Thống kê cho biết ung thư vú ảnh hưởng với tần suất 1/9 người trong độ tuổi này. Do vậy, kiểm tra các thay đổi liên quan đến nó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc giảm tác động của bệnh.

Độ tuổi từ 60 trở lên 

do-tuoi-60-nen-di-kiem-tra-mat-dinh-ky

Từ độ tuổi này, phụ nữ không nên bỏ qua việc kiểm tra mắt hàng năm; để kiểm tra áp lực mắt; tinh trạng đục thủy tinh thể và thoái hóa. Ngoài ra, cũng cần theo dõi sức khỏe đường ruột mỗi hai năm/lần.

Để duy trì sức khỏe của xương, phụ nữ tuổi này nên bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D. Tùy theo tiền sử gia đình, các bác sĩ sẽ cho làm xét nghiệm tầm soát loãng xương cho phụ nữ ở lứa tuổi này.
Nguồn: Blogsudo.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *